105 Thành Thái, Phường 14, Quận 10 (Đối diện BV 115)
giờ làm việc

GIỜ LÀM VIỆC

Thứ 2 - 6:

Sáng: 5h30 - 7h00 (đã đặt hẹn trước)

Chiều: 4h00 - 8h00

Thứ 7:

6h - 12h

Chiều T7, CN nghỉ

hotline

HOTLINE

0909 23 99 06

ĐẶT LỊCH KHÁM HOTLINE

Tụt huyết áp ở phụ nữ mang thai: Nguyên nhân và cách xử trí

25/11/2024

Mang thai là giai đoạn cơ thể người phụ nữ trải qua nhiều thay đổi lớn về thể chất và nội tiết tố, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Một trong những vấn đề thường gặp là tình trạng tụt huyết áp, nếu không được xử trí đúng cách, tụt huyết áp có thể gây ra những nguy cơ tiềm ẩn cho cả mẹ và thai nhi. Hãy cùng Phòng khám tim mạch Hồng Tâm tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí hiệu quả tình trạng này.

1. Tụt huyết áp khi mang thai là gì?

Tụt huyết áp xảy ra khi chỉ số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg hoặc huyết áp tâm trương dưới 60mmHg. Ở phụ nữ mang thai, tình trạng này thường xuất hiện trong các tháng đầu thai kỳ do sự thay đổi sinh lý tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, nếu huyết áp giảm quá thấp hoặc kéo dài, có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Tụt huyết áp ở phụ nữ mang thai

Huyết áp tụt thường được phát hiện qua các lần khám thai định kỳ hoặc khi thai phụ gặp triệu chứng như: mệt mỏi, chóng mặt. Một số trường hợp có thể không xuất hiện triệu chứng rõ ràng, do đó việc theo dõi huyết áp thường xuyên là rất cần thiết.

2. Nguyên nhân tụt huyết áp ở phụ nữ mang thai

Cơ thể phụ nữ mang thai trải qua nhiều thay đổi để nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi. Những thay đổi này có thể dẫn đến tình trạng tụt huyết áp. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

Nguyên nhân sinh lý:

  • Hệ mạch máu giãn nở – Trong nửa đầu thai kỳ, hệ mạch máu giãn nở để tăng cường lưu thông máu đến tử cung và nhau thai. Điều này có thể khiến huyết áp giảm nhẹ.
  • Tăng lưu lượng máu – Tim phải hoạt động mạnh hơn để cung cấp máu cho cả mẹ và thai nhi, gây ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp.

Nguyên nhân bệnh lý:

  • Thiếu máu – cơ thể không đủ hồng cầu để vận chuyển oxy, dẫn đến giảm áp lực máu.
  • Bệnh lý tim mạch – một số bệnh tim có thể gây giảm khả năng bơm máu của tim, dẫn đến tụt huyết áp.
  • Nhiễm trùng hoặc mất nước – tình trạng này hoặc sốt cao kéo dài có thể gây giảm thể tích tuần hoàn, dẫn đến tụt huyết áp.
  • Tác dụng phụ của thuốc – một số loại thuốc hoặc phản ứng dị ứng có thể làm giảm huyết áp đột ngột do tác dụng phụ của thuốc.

Thói quen không tốt:

Ngoài ra, nguyên nhân gây tụt huyết áp cũng đến từ những thói quen không tốt như: việc thay đổi tư thế đột ngột, chẳng hạn như đứng lên quá nhanh sau khi ngồi hoặc nằm lâu, có thể dẫn đến tình trạng chóng mặt và tụt huyết áp. Tương tự, tắm nước quá nóng, nhiệt độ cao sẽ làm giãn nở mạch máu, khiến áp lực máu giảm đột ngột.

3. Triệu chứng tụt huyết áp khi mang thai

Tụt huyết áp thường đi kèm với các dấu hiệu rõ ràng, giúp mẹ bầu dễ dàng nhận biết:

  • Chóng mặt, mờ mắt khi máu không được cung cấp đủ lên não;
  • Mệt mỏi và yếu sức;
  • Da xanh tái, vã mồ hôi do máu không được lưu thông tốt;
  • Khó thở hoặc thở nhanh;
  • Ngất xỉu – đây là một dấu hiệu nghiêm trọng, cần được xử trí ngay lập tức để tránh nguy hiểm cho mẹ và thai nhi;…

4. Tụt huyết áp ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?

Tụt huyết áp kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Khi lưu lượng máu đến bánh nhau giảm, thai nhi không nhận đủ dưỡng chất, dẫn đến tình trạng chậm phát triển. Ngoài ra, huyết áp thấp còn làm tăng nguy cơ sinh non, khiến thai phụ có khả năng sinh con trước tuần thứ 37, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 

Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, tình trạng thiếu máu kéo dài có thể khiến thai ngừng phát triển, dẫn đến nguy cơ thai chết lưu. Vì vậy, việc duy trì huyết áp ổn định là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

5. Cách xử trí tụt huyết áp khi mang thai

Trường hợp nhẹ có thể xử trí tại nhà:

  • Nếu cảm thấy chóng mặt, mẹ nên nằm xuống từ từ và kê cao chân để máu dễ dàng lưu thông lên não. 
  • Uống thêm nước như nước lọc hoặc nước ép hoa quả, để tăng thể tích máu và cải thiện huyết áp. 
  • Ngoài ra, mẹ bầu có thể ăn nhẹ với các thực phẩm giàu đường hoặc muối, chẳng hạn bánh quy hoặc nước đường, để giúp huyết áp nhanh chóng ổn định.

Trường hợp nặng: mẹ bầu sẽ được bác sĩ có thể chỉ định thuốc hoặc thay đổi chế độ ăn uống phù hợp. Nếu tụt huyết áp do tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ sẽ ngưng hoặc thay thế thuốc khác an toàn hơn.

6. Phòng ngừa tụt huyết áp khi mang thai

Mẹ bầu nên bổ sung nhiều nước và các loại trái cây trong suốt thai kỳ

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý:

Mẹ bầu nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, bổ sung các thực phẩm giàu protein, sắt và vitamin để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Đồng thời, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng muối cần tiêu thụ, tránh tình trạng thiếu hụt gây ảnh hưởng đến huyết áp.

  • Thói quen sinh hoạt lành mạnh:

Hạn chế thay đổi tư thế đột ngột, nhất là khi thức dậy vào buổi sáng, mẹ nên di chuyển nhẹ nhàng để cơ thể thích nghi. Việc uống đủ nước mỗi ngày cũng rất quan trọng để duy trì thể tích máu ổn định. Ngoài ra, mẹ bầu cần tạo không gian thoải mái, tránh căng thẳng và nghỉ ngơi đầy đủ để giúp cơ thể phục hồi năng lượng.

  • Khám thai định kỳ:

Thực hiện kiểm tra huyết áp trong các lần khám thai định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm những bất thường và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Đội ngũ y bác sĩ tại phòng khám Tim mạch Hồng Tâm

Tụt huyết áp khi mang thai là tình trạng phổ biến nhưng có thể gây nguy hiểm nếu không được nhận biết và xử trí đúng cách. Do vậy, thai phụ cần theo dõi sức khỏe thường xuyên, tuân thủ chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh. Trong trường hợp có triệu chứng bất thường, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín như Phòng khám tim mạch Hồng Tâm để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Bạn có thể liên hệ ngay với các bác sĩ bằng cách gọi đến số Hotline 0909 23 99 06 để được giải đáp thắc mắc và đặt lịch hẹn với bác sĩ.

Tags: