Cân nặng của mẹ bầu ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Cân nặng của bà bầu có tỷ lệ thuận với cân nặng của thai nhi. Cứ mỗi 1 kg mẹ tăng thêm khi mang thai, bé cưng sẽ nặng thêm 7,35 gram. Tuy nhiên, không vì vậy mà các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu tăng cân quá mức, bởi nhiều nguy cơ sức khỏe có thể xảy ra với cả mẹ và bé khi cân nặng của mẹ vượt chuẩn cho phép. Để biết được tình trạng phát triển và cân nặng của thai nhi trong suốt thai kỳ, mẹ bầu có nên thường xuyên khám sức khoẻ, siêu âm thai định kỳ theo các mốc quan trọng.
Cân nặng của mẹ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe thai nhi?
Trong thời gian mang thai, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu rất quan trọng, nếu mẹ bầu tăng quá ít cân, thai nhi có thể không nhận đủ chất dinh dưỡng để phát triển, bé có nguy cơ sinh non khá cao. Ngược lại, những mẹ tăng cân quá nhiều trong thai kỳ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cao, khả năng sinh mổ cũng cao hơn bình thường do kích thước thai quá lớn.
Cân nặng của mẹ bầu khi mang thai, bao nhiêu là chuẩn?
Tăng cân khi mang thai là việc hiển nhiên, tuy nhiên cân nặng tăng như thế nào là phù hợp và đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, những mẹ bầu có thân hình khỏe mạnh, mức cân duy trì hợp lý trước khi mang thai chỉ cần tăng thêm khoảng 10-12 kg. Mẹ bầu có thân hình mảnh mai cần phải cố gắng hơn, cần tăng khoảng 12-18 kg để đảm bảo cho sức khỏe mẹ và bé. Ngược lại, những mẹ bầu ở tình trạng thừa cân trước khi mang thai chỉ nên tăng thêm 6-9 kg trong suốt thời gian mang thai. Đặc biệt, nếu trong tình trạng này, mẹ cũng nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh tình trạng tăng cân quá mức gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Tùy theo từng giai đoạn của thai kỳ, cân nặng của bà bầu sẽ có sự thay đổi như sau:
- Ở giai đoạn 3 tháng đầu, mẹ bầu chỉ nên tăng khoảng 1,5 – 2kg. Tuy nhiên, với mẹ bầu thiếu cân, bạn nên cố gắng tăng thêm 2,5 kg, và những mẹ thừa cân chỉ nên tăng thêm khoảng 1kg.
- 6 tháng tiếp theo, cân nặng sẽ có xu hướng tăng “mạnh mẽ”, mỗi tuần mẹ có thể tăng thêm khoảng 0,5kg. Những mẹ bầu thiếu cân từ trước khi mang thai nên tranh thủ nạp thêm nhiều chất dinh dưỡng bổ sung vào giai đoạn này. Đối với mẹ hơi mũm mỉm, bạn nên giới hạn cân nặng, ổn định tăng thêm 200-300 gram mỗi tuần.
Lý do mẹ bầu tăng cân khi mang thai
Ngoài em bé trong bụng mẹ, có rất nhiều thứ có thể làm cân nặng của mẹ bầu. Đó là lý do vì sao mẹ có thể tăng thêm 13kg trong khi các bé chào đời chỉ nặng trung bình từ 3-4 kg. Các “thành phần phụ” gây tăng cân mẹ bầu bao gồm:
- Nhau thai: Là phần kết nối giữa thai nhi và tử cung, chịu trách nhiệm cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, nhau thai chiếm khoảng 0,5 -1kg trong tổng trọng lượng của mẹ bầu.
- Nước ối: nước ối chứa nhiều protein, carbonhydrate và nhiều dưỡng chất khác để nuôi thai nặng khoảng 0,5 -1 kg
- Bộ ngực: Tuyến sữa phát triển chuẩn bị sẵn sàng đón bé cưng chào đời cũng góp phần làm trọng lượng cơ thể tăng thêm khoảng 1 – 1,4kg
- Lưu lượng máu gia tăng: Vừa nuôi mẹ, vừa nuôi thai, lượng máu trong thời gian mang thai có thể nặng tới 1,8 kg
- Tích trữ chất béo: Để chuẩn bị cho quá trình sinh và cho con bú, cơ thể mẹ bầu sẽ bắt đầu tích trữ chất béo. Điều này có thể làm tăng tổng khối lượng cơ thể thêm khoảng 2,7 – 4 kg
- Tử cung: Tử cung của người phụ nữ có thể tăng gấp 500 lần khi mang thai. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi tử cung cũng là nhân tố góp phần vào mức cân nặng của bà bầu. Tử cung có thể tăng thêm 1 – 2,3 kg khi bạn mang thai.
Để theo dõi sự phát triển và sức khỏe của em bé, việc cần thiết của mẹ bầu đó là tìm một địa chỉ phòng khám tim mạch tin cậy, bác sĩ có chuyên môn cao để theo dõi trong suốt quá trình thai kỳ. Ngoài các bệnh viện chuyên khoa sản, bạn cũng có thể đến các phòng khám uy tín thực hiện siêu âm thai, siêu âm tim thai… để được các bác sĩ kiểm tra và theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi. Tại phòng khám tim mạch Hồng Tâm có các bác sĩ chuyên khoa về tim mạch, các bác sĩ chuyên thực hiện siêu âm thai, tầm soát các dị tật của thai nhi nên khi đến đây các mẹ bầu sẽ được tư vấn chính xác và cụ thể về tình trạng sức khoẻ cho cả mẹ và bé để có sự chuẩn bị thật tốt trước khi em bé chào đời.
Tags: khám tim thai siêu âm thai siêu âm tim thai