Khám tầm soát tim mạch là gì?
Cụm từ khám tầm soát tim mạch chắc hẳn không còn quá xa lạ với tất cả mọi người. Vậy bạn đã hiểu rõ ý nghĩa của cụm từ khám tầm soát tim mạch? Nếu chưa, phòng khám bệnh tim Hồng Tâm sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khám tầm soát tim mạch.
# Khám tầm soát tim mạch là gì?
Là bước đầu trong quá trình kiểm tra các bệnh về tim. Khám tầm soát tim mạch sẽ giúp bạn và bác sĩ xác định tình trạng sức khỏe của tim, các nguy cơ tiềm ẩn bệnh trong tương lai. Qua đó, xác định hướng giải quyết cụ thể cho tình trạng của bạn để hạn chế tác hại của các bệnh về tim mang lại cho cơ thể của bạn. Khám tầm soát tim mạch định kì theo chỉ định của bác sĩ không chỉ giúp bạn biết được sức khỏe của tim mà còn các bệnh liên quan gián tiếp đến tim như rối loạn lipid máu, tăng giảm huyết áp bất thường,…
# Tại sao cần phải khám tầm soát tim mạch?
Theo một cuộc khảo sát tại Việt Nam, cứ 4 người thì có 1 đến 2 người mắc bệnh về tim mạch. Con số này ngày càng tăng và tỉ lệ tử vong ngày càng cao do sự chủ quan, thiếu hiểu biết về bệnh. Bệnh không có những triệu chứng rõ rệt, âm thầm hoạt động gây hại cho tim, để lại hậu quả nghiêm trọng, khi phát hiện thường đã đến giai đoạn nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng. Chính vì thế, khám tim là điều vô cùng cần thiết, nhất là đối với những người trong trường hợp sau:
- Trên 40 tuổi
- Gia đình có người mắc bệnh tim mạch
- Người có tiền sử hút thuốc lá, huyết áp
- Người có bệnh đái tháo đường
- Người mãn kinh sớm
- Thừa cân, béo phì
- Người thường xuyên bị căng thẳng
# Lợi ích của việc khám tầm soát tim mạch
Khám tầm soát tim mạch sẽ giúp bạn phát hiện sớm các bệnh về tim mạch đã, đang và sẽ gặp phải trong tương lại. Các bệnh tim mạch bạn có thể gặp là:
- Tai biến mạch máu não
- Bệnh mạch vành
- Bệnh động mạch ngoại biên
- Bệnh hở van tim
- Bệnh tim bẩm sinh
- Phình động mạch chủ
- Viêm cơ tim
# Các bước của quá trình khám tầm soát tim mạch
- Khám lâm sàng: đo huyết áp, chiều cao, cân nặng, tìm hiểu tiền sử gia đình,..
- Chẩn đoán hình ảnh: gồm 3 quá trình: đo điện tâm đồ ECG, chụp X-quang tim phổi và siêu âm tim. 3 quá trình này sẽ giúp ghi lại các triệu chứng bất thường của tim, phổi và các cơ quan lân cận có ảnh hưởng gián tiếp đến tim, kiểm tra cấu trúc tim, tìm bất thường trong cấu trúc van tim, nhịp đập và kích cỡ.
- Xét nghiệm:
3.1. Công thức máu
3.2. Đường huyết
3.3. Mỡ máu
3.4. Acid Uric
3.5. Chức năng thận
3.6. Men gan
3.7. Nước tiểu - Đo điện tim Holter ECG: Chẩn đoán bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, suy tim,…
# Chu kì khám tầm soát tim mạch
Theo Ủy ban Phòng chống bệnh tật của Mỹ, bạn cần khám bệnh tim mạch theo chu kì 5 năm 1 lần để phát hiện sớm nguy cơ gây hại của bệnh tim. Tuy nhiên, do thói quen sống thiếu khoa học cùng sự ảnh hưởng xấu của môi trường đến sức khỏe như hiện nay, bệnh tim cần được tầm soát 2 năm/ lần để giảm thiểu số ca mắc bệnh tim, nhất là ở những người có tiền sử béo phì, dễ mắc các bệnh về tim như trên.
Khám tầm soát tim mạch là bước rất quan trọng. Hãy bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách khám bệnh tim, tầm soát sức khỏe tim mạch theo chu kì của bác sĩ tại các cơ sở uy tín để cơ thể luôn khỏe mạnh, chữa trị kịp thời bệnh tật.
Tags: bệnh tim mạch khám bệnh tim khám tim