105 Thành Thái, Phường 14, Quận 10 (Đối diện BV 115)
giờ làm việc

GIỜ LÀM VIỆC

Thứ 2 - 6:

Sáng: 5h30 - 7h00 (đã đặt hẹn trước)

Chiều: 4h00 - 8h00

Thứ 7:

6h - 12h

Chiều T7, CN nghỉ

hotline

HOTLINE

0909 23 99 06

ĐẶT LỊCH KHÁM HOTLINE

Bệnh rối loạn nhịp tim là gì? Nguyên nhân gây bệnh

21/05/2019

Rối loạn nhịp tim là một hiện tượng rất phổ biến, nó vừa là triệu chứng vừa gây ra các triệu chứng đối với sức khoẻ. Vậy rối loạn nhịp tim là gì và nó gay ra những ảnh hưởng gì đến sức khoẻ, hãy tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Rối loạn nhịp tim là gì?

  • Rối loạn nhịp là tình trạng bất thường về mặt điện học của tim, có thể là bất thường về việc tạo nhịp hoặc bất thường về mặt dẫn truyền điện học trong buồng tim và biểu hiện trên lâm sàng là: Nhịp quá nhanh (tần số > 100 lần/ phút) hoặc quá chậm (tần số < 60 lần/phút), không đều hoặc lúc nhanh lúc chậm,…
loạn nhịp tim

Có nhiều nguyên nhân gây nên rối loạn nhịp tim (ảnh: internet)

  • Rối loạn nhịp tim có thể không có triệu chứng hoặc chỉ gây ra các triệu chứng như: cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực, cảm giác tim đập nhanh hoặc không đều,… Tuy nhiên nhiều trường hợp rối loạn nhịp có thể đe doạ tính mạng của người bệnh và khiến người bệnh phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu.
  • Rối loạn nhịp là bệnh lý hay gặp trong thực hành lâm sàng hàng ngày, người bệnh có thể được phát hiện khi đi khám tim, khám sức khỏe tổng quát, hoặc một chuyên khoa khác. Có một số lượng không nhỏ người bệnh cao tuổi được phát hiện bệnh lý rối loạn nhịp tim khi phải nhập viện điều trị các bệnh lý tiểu đường, tăng huyết áp và đặc biệt là phát hiện Rung nhĩ ở người bệnh nhập viện vì tai biến mạch máu não.

Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim có thể được gây ra bởi các nguyên nhân như: 

  • Sẹo của mô tim do một cơn đau tim từ trước;
  • Thay đổi cấu trúc tim, chẳng hạn như bệnh cơ tim
  • Tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp)
  • Tuyến giáp suy yếu (suy giáp)
  • Bệnh động mạch vành
  • Tăng huyết áp
  • Một số thuốc bổ sung không kê toa như các loại thuốc dị ứng và thực phẩm bổ sung.
  • Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân
  • Stress
  • Thiếu ngủ
  • Socola
  • Rượu, bia
  • Một số loại thuốc chữa bệnh
  • Tình trạng rối loạn điện giải
  • Các chất kích thích như cafe, trà, đồ uống có gas
  • Hút thuốc lá

Các loại rối loạn nhịp tim

Nhịp tim bình thường dao động vào khoảng 60-80 nhịp/ phút khi cơ thể nghỉ ngơi, nhịp tim co sự biến đổi trong ngày tùy thuộc vào mức độ hoạt động của cơ thể và biểu hiện của sức khỏe.

loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm (ảnh: Internet)

Nhịp chậm xoang: Trong trường hợp này, nút xoang vẫn là chủ nhịp của quả tim nhưng phát ra các xung động chậm hơn bình thường và đa số không phải là bệnh lý. Tuy nhiên, nhịp chậm xoang sẽ là bất thường nếu xuất hiện triệu chứng chóng mặt hoặc ngất, kèm theo suy tim ứ huyết hoặc đau ngực.

Nhịp nhanh xoang: Là khi nút xoang kích thích quả tim đập nhanh trên 100 lần trong một phút.

Ngoại tâm thu nhĩ: Là nhát bóp của tim bắt nguồn từ tâm nhĩ nhưng không phải ở nút xoang. Xung động xảy ra sớm trước khi nút xoang khử cực, lan tỏa ra tâm nhĩ và chậm lại khi qua nút nhĩ thất rồi dẫn truyền xuống tâm thất như một nhịp xoang bình thường.

Ngoại tâm thu thất: Ngoại tâm thu thất cũng rất thường gặp, bắt nguồn từ tâm thất và có nguyên nhân tương tự như nhịp nhanh xoang, ngoại tâm thu nhĩ.

Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất: Trong trường hợp này, nhịp tim nhanh bắt nguồn từ các cấu trúc ở trên tâm thất. Nhịp nhanh kịch phát trên thất thấy ở mọi lứa tuổi và xảy ra ngay cả trên quả tim hoàn toàn bình thường. Trong cơn bệnh nhân có thể thấy tim đập rất nhanh, rung cả lồng ngực. Bệnh nhân thường lo lắng sợ sệt trong cơn.

Hội chứng Wolf – Parkinson – White (WPW): Hội chứng này được đặt tên 3 nhà khoa học tìm ra nó. Hội chứng WPW liên quan đến một đường dẫn truyền phụ nối trực tiếp từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Triệu chứng của loạn nhịp tim do WPW cũng giống như các loạn nhịp tim khác nhưng đòi hỏi khác biệt trong điều trị.

Rung nhĩ: Rung nhĩ là loạn nhịp tim rất thường gặp. Tâm nhĩ mất khả năng duy trì hoạt động khử cực bình thường, các xung động điện học dẫn truyền hỗn loạn trong cơn tâm nhĩ làm mất khả năng co bóp nhịp nhàng cơ học của tâm nhĩ và khi đó tâm nhĩ run rẩy chứ không đập từng nhát.

Trong nhiều trường hợp, rung nhĩ xảy ra nhưng người bệnh gần như bình thường, một số có cảm giác đánh trống ngực, hoặc đau ngực, chóng mặt, suy tim.

Cuồng nhĩ: Cuồng nhĩ là loại loạn nhịp gần giống rung nhĩ. Trong trường hợp này, các tâm nhĩ co bóp đều nhưng ở tần số rất nhanh, khoảng 300 nhịp/phút. Cuồng nhĩ không kèm theo nguy cơ cao hình thành huyết khối và do vậy nhiều trường hợp không cần phải xử trí trừ khi có triệu chứng nặng. Cuồng nhĩ có thể được điều trị bằng sóng radio qua đường ống thông.

Hội chứng nút xoang bệnh lý: Thuật ngữ “hội chứng” trong y học là để chỉ một tập hợp các triệu chứng. Hội chứng không phải là “bệnh” nhưng có thể phản ánh các bệnh lý thực tổn. Hội chứng suy nút xoang (SSS) thường biểu hiện nhiều loại rối loạn nhịp tim khác nhau, phần lớn liên quan đến tầng nhĩ và nút nhĩ thất. Các rối loạn nhịp có thể nhanh hoặc chậm, nếu cùng gặp cả hai thì gọi là “hội chứng nhịp nhanh –chậm”.

Các rối loạn nhịp chậm: Khi tim co bóp dưới 60 lần/phút. Nếu nhịp tim quá chậm, lưu lượng máu đi nuôi cơ thể đặc biệt là não sẽ không đủ. Khi đó người bệnh thường có dấu hiệu mệt, chóng mặt thậm chí là ngất hoặc xỉu.

Tuy nhiên, với những người luyện tập thể thao, nhịp tim có thể chậm dưới 60 lần/phút lại bình thường và không có biểu hiện gì.

Nghẽn tim (Block tim): Block tim hay còn gọi là block nhĩ thất là sự tắc nghẽn hoặc hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn xung động lan truyền từ tâm nhĩ xuống tâm thất để quả tim đập được nhịp nhàng. Gồm 3 cấp độ: Block nhĩ thất cấp I,II và III.

Block nhánh: Block nhánh là tình trạng dẫn truyền xung động từ bó His chung vào các thất bị gián đoạn một phần hoặc hoàn toàn. Hậu quả dẫn đến hai tâm thất co bóp không đồng thời với nhau, tức là bên thất nào có đường dẫn truyền bị tắc nghẽn sẽ co bóp sau. Tuy vậy, block nhánh thường không biểu hiện triệu chứng và được phát hiện khi ghi điện tâm đồ với một mục đích khác. Khi xuất hiện block nhánh bên trái cùng với dấu hiệu đau ngực thì có thể là biểu hiện của nhồi máu cơ tim cấp.

Tags: