Những điều cần chuẩn bị khi đi khám thai lần đầu
Thời gian khám thai, khám tim thai lần đầu rất quan trọng đối với người mẹ cũng như thai nhi. Vậy khi nào mẹ nên khám thai lần đầu để được quan sát được sự làm tổ của thai, nghe tim thai, và được bác sĩ tư vấn cách chăm sóc thai nhi, tính ngày dự sinh cho em bé.
Giai đoạn nào nên đi khám thai lần đầu?
Hiện nay, việc khám thai đã trở nên vô cùng đơn giản và phổ biến do sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như những tiến bộ của y học. Tuy nhiên không phải ai cũng xác định được thời gian khám thai lần đầu cho hợp lý. Trong 2 tuần đầu sau khi thụ thai thành công, trứng sẽ ở lại trong vòi tử cung khoảng 48 giờ và thực hiện các hoạt động phân bào. Đến 2 – 3 ngày tiếp theo hợp tử sẽ di chuyển vào tử cung và làm tổ ở đó. Mốc thời gian được đánh dấu khi người phụ nữ bị chậm kinh khoảng 3 tuần, không nên đi khám quá sớm vừa ảnh thưởng đến thai nhi vừa không phát hiện được những dấu hiệu của thai.
Mẹ bầu khám những gì trong lần đầu tiên?
Phụ nữ cần trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ về quy trình khám trong lần đầu tiên để đảm bảo quyền lợi cho mình cũng như chắc chắn về độ chính xác của kết quả khám.
- Chẩn đoán có thai hay không
Khi khám thai lần đầu, bác sĩ sẽ xác định có đúng bạn có thai hay không, tình trạng thai nhi như thế nào vì nếu bạn mang thai ngoài tử cung mà không được phát hiện sớm sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng.
- Tình trạng sức khỏe chung của cả mẹ và thai nhi
Bác sĩ sẽ tìm hiểu tình trạng sức khỏe của mẹ, các thói quen hằng ngày, những hoạt động tốt và không tốt cho thai nhi. Tiểu sử bệnh tật của gia đình (đột biến gen, bệnh di truyền,..), tiểu sử bệnh tật và tiền sử thai sản của người mẹ (đã mang thai bao giờ chưa, có thực hiện thủ thuật thai sản gì hay không,…) để đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất đối với quá trình mang thai.
Nhằm đạt hiệu quả tốt nhất cho khám thai lần đầu cũng như ở các lần khám tiếp theo, mẹ bầu cần phải cung cấp thật chi tiết tiền sử bệnh cũng như sức khỏe của mình để bác sĩ nắm được rõ ràng nhất. Ví dụ các thông tin như:
– Tiền sử đau ốm của mẹ
– Bệnh mãn tính mà mẹ bầu bị
– Các loại thuốc mẹ bầu sử dụng thường xuyên
– Mẹ đã từng phẫu thuật chưa và vào lúc nào?
– Tiền sử dị ứng có không?
– Mẹ bầu có gặp vấn đề gì về sinh sản hay bệnh di truyền của gia đình không?
– Thói quen ăn uống, chế độ dinh dưỡng trước đây và hiện tại của mẹ bầu như thế nào?
– Các chất gây nghiện và kích thích mà mẹ bầu có thể đang sử dụng như cà phê, thuốc lá, rượu bia?
– Tiền sử mang thai những lần trước đó
- Tiến hành đo tử cung
Trong lần khám thai đầu tiên này, bác sĩ sẽ tiến hành đo tử cung để theo dõi sự phát triển của thai nhi trong những lần khám tiếp theo cũng như đưa ra các dự đoán về thời gian sinh của bạn.
- Thực hiện một số các xét nghiệm liên quan:
– Xét nghiệm nước tiểu: Khi khám thai lần đầu mẹ cũng được tiến hành kiểm tra lượng đường, protein,… trong nước tiểu.
– Xét nghiệm máu: Xác định nhóm máu, số lượng hồng cầu trong lần khám thai đầu giúp phát hiện mẹ có bị thiếu máu hay không, xác định thành phần Rh,…
– Xét nghiệm chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm: Viêm gan, HIV,…
– Xét nghiệm PAP để xác định người mẹ có bị ung thư cổ tử cung hay không
– Với các thai phụ có nguy cơ bị tiểu đường hoặc đang mắc bệnh này sẽ phải xét nghiệm thêm về tiểu đường
Sau khi có các kết quả xét nghiệm và bước thăm khám ban đầu, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên để giúp cho sự phát triển toàn diện của mẹ và bé.
Đây là các thông tin cần thiết và hữu ích cho việc đánh giá, kiểm tra sức khỏe cũng như dự đoán các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai của mẹ bầu. Do đó, mẹ nhớ mang theo sổ khám bệnh cũng như chuẩn bị trước câu trả lời cho các vấn đề nêu trên khi đi khám thai lần đầu.
Để biết thêm thông tin về thai kỳ và các dịch vụ siêu âm tim thai, siêu âm tầm soát dị tật ở thai nhi…., bạn có thể liên hệ ngay với các bác sĩ Phòng khám tim mạch Hồng Tâm bằng cách gọi đến số Hotline 0909 239906 để được giải đáp và đặt lịch hẹn với các bác sĩ.
Tags: khám tim thai siêu âm thai siêu âm tim thai siêu âm tim thai hcm