105 Thành Thái, Phường 14, Quận 10 (Đối diện BV 115)
giờ làm việc

GIỜ LÀM VIỆC

Thứ 2 - 6:

Sáng: 5h30 - 7h00 (đã đặt hẹn trước)

Chiều: 4h00 - 8h00

Thứ 7:

6h - 12h

Chiều T7, CN nghỉ

hotline

HOTLINE

0909 23 99 06

ĐẶT LỊCH KHÁM HOTLINE

Bệnh tim bẩm sinh, khi nào thì nên phẫu thuật?

26/01/2019

Bệnh tim là một bệnh rất phức tạp nếu không được phẫu thuật kịp thời. Thế nhưng bị tim bẩm sinh không có nghĩa là phẫu thuật lúc nào cũng được. Thời điểm phẫu thuật, độ tuổi cũng như tình trạng tim ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thành công của ca mổ. Vậy đâu là thời điểm thích hợp để phẫu thuật tim bẩm sinh? Và khám tim ở đâu tốt nhất?

Thời điểm mổ tim cho bệnh nhân tim bẩm sinh

Mức độ nguy cấp của bệnh, sức khỏe hiện tại và độ tuổi là 3 yếu tố chính quyết định thời điểm mổ tim cho bệnh nhân tim bẩm sinh. Đối với bệnh tim ở trẻ em, bác sĩ và cha mẹ nên quyết định cho trẻ mổ sớm trong 2 trường hợp:

  • Ảnh hưởng đến tính mạng: đây là trường hợp nguy cấp, cần sự can thiệp nhanh và kịp thời của bác sĩ, nếu chậm trễ có thể ảnh hưởng đến sự sống của con trẻ. Khi gặp dấu hiệu trẻ tím tái sớm ở môi, đầu ngón tay, chân, vết tím càng rõ khi trẻ khóc, luôn ốm yếu thì cần đến ngay các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh uy tín để có biện pháp kịp thời, tránh xảy ra mất mát đáng tiếc.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển: các trường hợp bệnh tim ảnh hưởng đến sự phát triển nhưng không nguy hại đến tính mạng thì có thể chờ bệnh tự cải thiện được. Tiêu biểu là trường hợp thông liên thất và thông liên nhĩ, tuy là bệnh tim bẩm sinh nhưng có thể chờ và theo dõi sự phát triển của tim chứ không cần phẫu thuật sớm. Trong trường hợp bệnh nặng, không thể tự khỏi thì cần mổ sớm để cơ thể phát triển bình thường, nhưng vẫn cần xem xét về sức khỏe cũng như độ tuổi thích hợp có thể phẫu thuật.

Ngoài ra, nếu qua đánh giá bệnh nhân cần phải phẫu thuật nhiều lần trong một khoảng thời gian dài, cần đánh giá tình trạng sức khỏe của bé để có thời gian phẫu thuật hợp lý, không gây hại cho sức khỏe của bé. Có một số quy định mà các bác sĩ về tim luôn nhắc nhở như:

  • Mổ tứ chứng Fallot làm cầu nối thì nên thực hiện trong 6 tháng đầu, sau 6 tháng mà bé chưa được mổ thì nên mổ sửa toàn bộ để tim hoạt động bình thường.
  • Phẫu thuật Glenn thì 4 năm sau khi sinh nên mổ sửa toàn bộ và thực hiện ca mổ trước khi bé 6 tuổi.

Đây chỉ là những quy định trên mặt lý thuyết. Để có hướng giải quyết chính xác nhất cho tình trạng của bé, các bác sĩ vẫn cần thảo luận, xem xét nhiều khía cạnh trước khi đưa ra quyết định cuối cùng cho bệnh tim bẩm sinh của bé.

Những lưu ý khi mổ tim

Ngoài ra, một số yếu tố như phương pháp mổ đúng, cơ sở vật chất của bệnh viện, khả năng hồi phục của bé và tay nghề của bác sĩ cũng là những yếu tố quyết định thành công của ca mổ. Do đó cần lựa chọn phòng khám uy tín, chất lượng, có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm để ca phẫu thuật được thành công tốt đẹp. Và phòng khám tim mạch Hồng Tâm tự hào có tất cả những điều kiện trên để chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bé. Về phía bác sĩ là vậy, còn về phía gia đình, bạn nên siêu âm thai trước khi bé sinh ra và thường xuyên theo dõi biểu hiện của bé. Nếu phát hiện bất thường, đừng ngần ngại mà đưa bé đến phòng khám tim uy tín để chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

Hãy là một người cha, người mẹ thông minh, chăm sóc tốt cho sức khỏe của con. Sau khi trẻ được mổ, đừng quá cấm đoán trẻ ở trong nhà, hãy để bé được thỏa sức vui chơi, tự do bay nhảy, điều này sẽ cải thiện sức khỏe, giúp bé sớm hồi phục sau ca mổ.

 

Tags: