105 Thành Thái, Phường 14, Quận 10 (Đối diện BV 115)
giờ làm việc

GIỜ LÀM VIỆC

Thứ 2 - 6:

Sáng: 5h30 - 7h00 (đã đặt hẹn trước)

Chiều: 4h00 - 8h00

Thứ 7:

6h - 12h

Chiều T7, CN nghỉ

hotline

HOTLINE

0909 23 99 06

ĐẶT LỊCH KHÁM HOTLINE

Phương pháp chẩn đoán bệnh động mạch vành

07/06/2019

Bệnh mạch vành còn có các tên gọi khác như: Bệnh động mạch vành, bệnh tim do xơ vữa động mạch, bệnh tim thiếu máu cục bộ… Bệnh mạch vành có thể có nhiều triệu chứng biểu hiện khác nhau tuy nhiên đây đều là những mỗi nguy hiểm đến sức khoẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về các phương pháp được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán bệnh mạch vành.

Triệu chứng thường gặp của bệnh mạch vành

bệnh mạch vành

Những cơn đau thắt ngực là triệu chứng phổ biến của bệnh mạch vành (ảnh: Internet)

  • Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh mạch vành đó là đau thắt ngực tạp cảm giác như có caí gì đó bó chặt hoặc đè nặng, hoặc ngược lại như nhói râm, ran, có khi là cảm giác nóng rát gây khó thở hoặc ngộp thở.
  • Có trường hợp người bệnh chỉ cảm thấy thấy hồi hộp, hẫng, hụt hơi và mệt ở ngực, kèm theo đó có thể là chóng mặt, hoảng hốt, đau nhẹ ở tim (đau ngực, đau nhói ở ngực…)
  • Cơn đau thường lan tỏa, lan xuyên lồng ngực, ra phía sau, lên phía hai vai, có khi dọc từ cánh tay xuống cẳng tay…
  • Thậm chí đôi khi cảm thấy đau vùng thượng vị (đôi khi gây nhầm lẫn với đau dạ dày…)

=> Nếu phát hiện và được điều trị can thiệp sớm sẽ tránh tình trạng dẫn đến nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim và đột tử

# Nguyên nhân gây bệnh mạch vành 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh mạch vành chủ yếu là do sự tích tụ và nứt vỡ các mảng xơ vữa bên trong thành động mạch cung cấp máu đến cơ tim. Nếu một nhánh của động mạch bị hẹp, vùng cơ tim tương ứng không được cấp máu đầy đủ dẫn đến thiếu máu và thiếu oxy gây đau thắt ngực.

Bệnh động mạch vành không phải lúc nào cũng xảy ra một cách từ từ. Nếu mảng xơ vữa bị vỡ ra có thể gây tắc mạch đột ngột hay tạo thành máu đông gây tắc mạch thì lúc này động mạch bị tắc hoàn toàn gây ra nhồi máu cơ tim cấp.

# Diễn biến của bệnh mạch vành 

Bệnh có thể diễn tiến trong vài năm, thậm chí hàng chục năm trước khi có biểu hiện lâm sàng. Khi bệnh biểu hiện là một số mảng xơ vữa đã có thể gây hẹp hoặc vỡ – cùng với sự kích hoạt hệ thống đông máu – bắt đầu giới hạn lưu lượng máu đến cơ tim. Tùy theo độ nghẽn của mạch vành, người bệnh có thể có nhiều triệu chứng khác nhau như đau thắt ngực hay biến chứng nhồi máu cơ tim và tử vong.

8 Phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành phổ biến 

# Siêu âm tim: cho phép xác định cấu trúc và theo dõi chức năng bơm của tim, độ dày cơ tim và sự chuyển động của từng van tim. Tóm lại, phương pháp này tạo ra một bức tranh toàn cảnh và chi tiết của trái tim, từ đó giúp phát hiện vùng cơ tim không được nhận đủ lượng máu cần thiết để bác sỹ đưa ra chẩn đoán bệnh mạch vành chính xác.

bệnh mạch vành

ThS BS Phan Hoàng Thuỷ Tiên đang siêu âm tim cho bệnh nhân tại phòng khám tim mạch Hồng Tâm

# Điện tâm đồ: ghi lại hoạt động điện của tim trong mỗi nhịp đập. Phương pháp này giúp phát hiện các vấn đề về nhịp tim, từ đó cho thấy dấu hiệu tổn thương tim do bệnh mạch vành và cơn nhồi máu cơ tim (hiện có hoặc trước đó).

# Chụp X-quang: Chụp X-quang tim, phổi và lồng ngực giúp loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng giống như bệnh mạch vành.

# Xét nghiệm máu: Ngoài xét nghiệm định lượng cholesterol máu, bạn cần làm thêm một số xét nghiệm máu khác để theo dõi hoạt động của tim, trong đó có xét nghiệm men tim nhằm phát hiện các tổn thương do nhồi máu cơ tim.

# Chụp động mạch vành: giúp xác định vị trí và mức độ hẹp mạch vành. Bên cạnh đó, phương pháp này còn cung cấp thông tin về áp lực bên trong buồng tim và hoạt động của tim.

Phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành này tương đối an toàn và hiếm khi xảy ra biến chứng nghiêm trọng. Mặc dù vậy, chụp mạch vành vẫn có thể gây ra một vài tác dụng phụ nhỏ, bao gồm:

  • Cảm giác khó chịu khi chất nhuộm được tiêm vào ống thông.
  • Chảy máu (lượng nhỏ) khi rút ống thông ra khỏi cơ thể.
  • Vết bầm, đau nhức ở bẹn hoặc cánh tay tại vị trí luồn ống thông.

# Chụp cắt lớp (CT scan): Chụp cắt lớp sử dụng X-quang và một máy tính để tạo ra hình ảnh chi tiết của các cơ quan và cấu trúc bên trong lồng ngực, bao gồm tim và hệ mạch vành nhằm phát hiện các đoạn mạch bị tắc hẹp, từ đó giúp chẩn đoán bệnh mạch vành chính xác.

# Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp cộng hưởng từ cho phép bác sỹ nhìn thấy hình ảnh chi tiết của trái tim, giúp phát hiện tình trạng tắc hẹp mạch vành và các bất thường khác ở tim.

bệnh mạch vành

Chụp MRI cộng hưởng giúp xác định được tình trạng tắc hẹp mạch vành (ảnh: Internet)

# Thử nghiệm phóng xạ: Thử nghiệm phóng xạ cung cấp thông tin chi tiết hơn so với điện tâm đồ giúp bác sỹ đánh giá chức năng bơm máu của tim cũng như dòng chảy của máu đến cơ tim. Trong thử nghiệm này, một lượng nhỏ chất phóng xạ được tiêm vào máu, đôi khi được tiêm khi người bệnh đang tập thể dục trên máy chạy bộ kết hợp với một camera được đặt ở gần ngực để phát hiện những nơi có nguồn cung cấp máu kém.

Nếu có các triệu chứng của bệnh mạch vành, chẳng hạn như đau thắt ngực, khó thở, bạn nên đến bệnh viện hoặc phòng khám tim mạch để được tiến hành các thử nghiệm cần thiết nhằm chẩn đoán bệnh mạch vành chính xác và điều trị kịp thời. Đến với phòng khám tim mạch Hồng Tâm, các bệnh nhân sẽ được sự hỗ trợ thăm khám tận tình từ các y bác sĩ giỏi nghề, hết lòng vì bệnh nhân vì một trái tim khỏe mạnh. Để biết thêm thông tin về các dịch vụ khám tim mạch, siêu âm tim bạn có thể liên hệ ngay với các bác sĩ Phòng khám Hồng Tâm bằng cách gọi đến số Hotline 0909 23 99 06 để được giải đáp và đặt lịch hẹn với các bác sĩ.

Tags: