CÂU CHUYỆN KHÁM TIM | KỲ 4: CÓ NÊN MANG THAI KHI MẸ BỊ TIM BẨM SINH NẶNG
19/09/2018
❗️ Hội chứng Eisenmenger (Eisenmenger Syndrome)
1. TÌNH TRẠNG MẸ BẦU:
– Mẹ bầu 20 tuổi, mang thai lần 1
– Mẹ biết có bệnh tim bẩm sinh từ nhỏ, nhưng không khám và theo dõi thường xuyên
– Tím môi và đầu các ngón tay hơn 10 năm
– Mệt hơn, không khó thở nằm, SpO 2 87%, khi thai 18 tuần.
2. HỘI CHUẨN CHUYÊN KHOA TIM MẠCH VÀ SẢN KHOA:
+ Chuẩn đoán: Hội chứng Eisenmenger/ Thông liên nhĩ – thai 18 tuần
+ Bs hội chuẩn tư vấn tình trạng rất nặng cho cả mẹ và bé, với tỉ lệ tử vong của mẹ lên đến trên 50%, tử vong của con khoảng 25%
+ Có chỉ định chấm dứt thai kỳ, nhưng gia đình không đồng ý, cương quyết giữ thai, không tái khám Sản khoa và Tim mạch
– Sau đó sản phụ nhập viện lúc 32 tuần vì khó thở phải ngồi, tím nhiều, gan lớn, phù 2 chi dưới. SpO 2: 85% => Sanh mổ, có hỗ trợ của bs Gây mê chuyên khoa tim mạch, chuyển mẹ về Hồi sức tim mạch Viện Tim (USIC) ngay sau mổ vài giờ.
– Bé cân nặng 1700 gram, các dấu hiệu sinh tồn tạm ổn, được chăm sóc và theo dõi tại khoa sơ sinh.
– Tối cùng ngày mẹ lên cơn Tăng áp phổi nặng và đã không qua khỏi dù đã được Hồi sức cấp cứu tích cực.
3. HỘI CHỨNG EISENMENGER (EISENMENGER SYNDROME)
Hội chứng Eisenmenger thướng xảy ra ở các bệnh nhân có các luồng thông lớn tại tim có nguyên nhân bẩm sinh hoặc do phẫu thuật tạo nên. Những luồng thông này ban đầu gây tăng dòng máu lên phổi. Sau đó thường trước khi người bệnh đến tuổi trưởng thành, bệnh lý mạch phổi gây ra tăng áp động mạch phổi và cuối cùng dẫn đến tình trạng luồng thông đổi chiều hoặc hai chiều với biểu hiện tím với các mức độ khác nhau.
❗️ Tần suất của bệnh:
Trên thế giới tần suất của tăng áp động mạch phổi và hậu quả luồng thông đổi chiều biểu hiện rất đa dạng tùy thuộc vào từng thể bệnh tim bẩm sinh và các phương pháp can thiệp sửa chữa.
Khoảng 50% các trường hợp trẻ sơ sinh có lỗ thông liên thất lớn không được bảo vệ hoặc còn ống động mạch sẽ tiến triển đến hội chứng Eisenmenger ở lứa tuổi còn nhỏ.
Khoảng 40% các trường hợp thông liên thất hoặc còn ống động mạch và đảo gốc các động mạch lớn có tình trạng tăng áp động mạch phổi ngay từ khi dưới 1 tuổi.
❗️ Tỷ lệ tử vong đối với thai là xấp xỉ 25% và tỷ lệ tử vong của mẹ thường vượt quá 50%.
– Nếu sớm biết có thai, nên khuyên đình chỉ thai nghén.
– Nguy cơ xuất hiện dị tật tim bẩm sinh ở thế hệ con vào khoảng 10% và đôi khi còn cao hơn nữa, phụ thuộc vào dị tật bẩm sinh của người bệnh.
Các khuyết tật tim khác có thể dẫn đến Hội chứng Eisenmenger bao gồm: khuyết tật ống nhĩ thất, thông liên nhĩ, thân chung động mạch,…)
❗️ Với phụ nữ có thai :
Mặc dù trên thực tế, số lượng bệnh nhân nữ có dị tật tim bẩm sinh sống đến độ tuổi sinh sản đang ngày càng tăng lên, nhưng tỷ lệ tử vong của người mẹ có bệnh tim bẩm sinh vẫn chưa được cải thiện so với 50 năm trước đây và có thai vẫn là chống chỉ định với những người này.
Mặc dù tỷ lệ tử vong của người mẹ được thông báo là trong khoảng từ 23 – 52% trong nhiều nghiên cứu khác nhau, nhưng hầu hết các thầy thuốc có kinh nghiệm đều dự đoán tỷ lệ này còn vượt trên 50%.
Thời điểm nguy hiểm nhất là khi chuyển dạ, và hầu hết các trường hợp tử vong đều xảy ra trong tuần đầu tiên sau khi sinh.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong chu sinh bao gồm suy tim ứ huyết , tăng sức cản mạch phổi đột ngột hoặc giảm đột ngột sức cản hệ thống , chảy máu hoặc thiếu máu, hematocrite trên 60%, độ bão hòa oxy dưới 80% và tiền sử ngất .
Trong giai đoạn hai của quá trình chuyển dạ, nên tránh cho người mẹ rặn quá sức, do đó thường xuyên khuyến cáo nên đẻ chỉ huy
Tỷ lệ tử vong đối với thai là xấp xỉ 25% và tỷ lệ tử vong của mẹ thường vượt quá 50%
Nếu sớm biết có thai, nên khuyên đình chỉ thai nghén.
Nguy cơ xuất hiện dị tật tim bẩm sinh ở thế hệ con vào khoảng 10% và đôi khi còn cao hơn nữa, phụ thuộc vào dị tật bẩm sinh của người bệnh
Nên làm siêu âm thai cho các phụ nữ có thai và chị em gái của họ khi mang thai .
❗️ Đối với thai nhi :
Nguy cơ chính đối với thai nhi là tình trạng giảm độ bão hòa oxy trong máu động mạch, thiếu oxy và đa hồng cầu.
Tỷ lệ tử vong của thai trong khoảng 7.8-28%
Chỉ có 15% trẻ được sinh ra đủ tháng
4. NHỮNG BỆNH NHÂN TIM BẨM SINH NÀO KHÔNG NÊN MANG THAI :
❗️ Nên áp dụng bảng phân loại WHO, thang điểm CARPREG, các dấu hiệu lâm sang, cận lâm sang trong tiếp cận chẩn đoán và điều trị các sản phụ mắc TBS
Nhóm TBS nguy cơ thai sản thấp ( WHO I-II) cần theo dõi sản khoa định kỳ như các sản phụ thông thường . Trong khi đó, nhóm TBS nguy cơ thai sản cao ( WHO IV, có tăng áp động mạch phổi ), chúng ta cần phối hợp chuyên khoa tim mạch và sản khoa trong quản lý thai sản, tư vấn phòng tránh thai và tư vấn đình chỉ thai nghén .
Bảng phân loại WHO, thang điểm CARPREG : vui lòng xem video kèm theo .